Định nghĩa - tác dụng - quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển

Sơn chống ăn mòn nước biển đã trở thành một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ các công trình hàng hải hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu thêm về phương pháp chống ăn mòn này nhé.


sơn chống ăn mòn vivablast

Tìm hiểu về sơn chống ăn mòn nước biển và thành phần cũng như ưu điểm của chúng

Sơn chống ăn mòn nước biển không phải là biện pháp bảo vệ đầu tiên nhưng hiện nay loại sơn này được xem là giải pháp chống ăn mòn hiệu quả nhất đối với các công trình hàng hải. 

Vì sao sơn chống ăn mòn được cho là phương pháp đối với các công trình biển?

Trong nước biển có chứa hàm lượng muối và axit rất cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình trên biển. Tác hại lớn nhất là dẫn đến sự ăn mòn của bề mặt các vật liệu công trình. Thậm chí đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các nguy hại nghiêm trọng như rò rỉ hóa chất gây nguy hiểm cho môi trường biển và sức khỏe con người.


Do đó sơn chống ăn mòn ra đời như một giải pháp cứu cánh nhằm hạn chế sự tác động của nước biển lên các bề mặt công trình. Đây không phải là giải pháp duy nhất nhưng được cho là giải pháp hiệu quả nhất với độ bền cao và chi phí tiết kiệm. 

sơn chống ăn mòn vivablast 1

Thành phần được tìm thấy trong sơn chống ăn mòn nước biển là gì?

Có 2 thành phần chính trong sơn chống ăn mòn nước biển là chất đóng rắn, sơn và một lượng nhỏ chất phụ gia khác nhằm chống lại sự ăn mòn và phá hủy của nước biển. Sản phẩm này hiện được sử dụng rộng rãi và phổ biển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia Châu Âu khác. 


Bài viết liên quan: Tổng quan về sơn chống ăn mòn: Tính chất, ưu điểm và ứng dụng

Ưu điểm của sơn chống ăn mòn nước biển đối với bề mặt công trình

Ngoài tác dụng chính là để bảo vệ và ngăn chặn nước biển tác động vào bề mặt công trình, sơn chống ăn mòn nước biển còn được biết đến với những ưu điểm sau:

  • Giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của chất liệu công trình trên biển.

  • Chống lại sự khắc nghiệt của các điều kiện và thời tiết biển.

  • Chịu được sự va đập mạnh do tải trọng và lựa ma sát lớn.

  • Chống lại quá trình hoen rỉ, oxy hóa của kim loại.

  • Chống thấm bề mặt tốt cho công trình ở môi trường ẩm ướt.

  • Ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, rong rêu bám trên bề mặt công trình.

  • Tăng mỹ quan cho công trình.

  • Độ bám dính cao.

  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Hướng dẫn quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển gồm 3 bước

Bạn cần thi công đúng quy trình thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng sơn chống ăn mòn. Đây là 3 bước thi công cơ bản đối với vật liệu bảo vệ này:


  • Bước 1: Làm sạch bề mặt ( Surface Preparation ) cần được bảo vệ. Loại bỏ các mảng bám và vết bẩn trên vật liệu trước khi thi công nhằm đảm bảo lớp sơn bám dính cao, phát huy khả năng chống ăn mòn hiệu quả nhất. 

  • Bước 2: Pha trộn sơn theo tỷ lệ như hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng các thông số kỹ thuật và chất lượng của sơn. Không nên pha quá loãng hoặc quá đặc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác dụng của sơn đồng thời độ bền sơn sẽ kém đi.

  • Bước 3: Thi công sơn bề mặt công trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất băng cách sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, ví dụ như súng phun sơn để phun trực tiếp lên vỏ thuyền, tàu, bề mặt sắt thép, bê tông. 


Sơn chống ăn mòn mang đến sự bảo vệ tuyệt vời cho bề mặt các công trình biển. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, việc thi công loại sơn này đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao. Vì lớp sơn phải phủ khắp ngõ ngách của bề mặt công trình, đảm bảo không một khe hở nào của công trình bị sót lại sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vệ sinh thiết bị công nghiệp bằng đá khô CO2 và phun cát vệ sinh

Quy trình thực hiện bọc cọc cầu cảng tiêu chuẩn cần bao nhiêu bước?