Sơn chống cháy - Khái niệm, thành phần và những gì bạn cần biết

Sơn chống cháy được xem là vật liệu phòng cháy hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay. Với thành phần gồm hợp chất Acrylic hoặc Epoxy, sơn cho chất lượng chống cháy và chịu nhiệt lâu hơn. Để tìm hiểu kỹ về loại sơn này mời bạn đọc theo dõi thêm nội dung bên dưới.

Tìm hiểu khái niệm sơn chống cháy và tác dụng của loại sơn này

Sơn chống cháy dùng để sơn phủ lên bề mặt vật liệu cần chống cháy như sắt thép nhằm giúp kết cấu sắt thép tránh được những ảnh hưởng từ lửa, có thể chịu nhiệt độ lâu hơn khi xảy ra cháy nổ, đồng thời có thể kéo dài thời gian trước khi lực lượng cứu hỏa hỗ trợ. Không chỉ đối với sắt thép, loại sơn này còn phát huy tác dụng tốt đối với nền bê tông, gỗ, tường nhà và các loại vật liệu xây dựng khác. 


Tác dụng của sơn chống cháy là tạo thành một lớp bảo vệ lên bề mặt của vật liệu. Khi có hỏa hoạn xảy ra, lớp sơn này sẽ phồng và nở ra, làm cho quá trình chống cháy kéo dài hơn 3-4 giờ khi tiếp xúc với lửa hay nhiệt độ cao. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp kéo dài thời gian cách nhiệt, đủ để xe cứu hỏa tiếp cận dập tắt ngọn lửa. 

Tìm hiểu thêm về: Sơn chống cháy cho kết cấu thép có là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay?

Thành phần của sơn chống cháy là gì? Thành phần khác nhau có tạo nên hiệu quả chống cháy khác nhau?

Mặc dù có một quy chế hoạt động nhưng thành phần của sơn chống cháy có nhiều nguyên liệu khác nhau và mỗi loại nguyên liệu đều có ưu - nhược điểm riêng.

Sơn chống cháy có nguồn gốc từ nhựa Acrylic dễ sử dụng, thi công nhanh

Sơn chống cháy Acrylic có ưu điểm là an toàn cho con người và môi trường, dễ sử dụng và thi công nhanh. Loại sơn này có cơ chế chống cháy hoàn toàn tự động. Sơn sẽ tự phồng lên khi cảm nhận được nhiệt độ từ 250 độ trở lên. Ngoài ra, bức tường chống lửa của sơn Acrylic có thể dày lên tới 120mm và chịu được ngọn lửa lên đến 1200 độ trong thời gian 150 phút. Khuyết điểm duy nhất của loại sơn này là nhựa Acrylic gây mùi khó chịu khi thi công, nhưng khi sơn khô hẳn sẽ không còn mùi nữa. 

Sơn chống cháy Epoxy với 2 thành phần chịu nhiệt cao cho vật liệu kim loại

Khác với sơn chống cháy Acrylic chỉ có 1 thành phần duy nhất, sơn Epoxy có kết cấu gồm 2 thành phần nên khả năng chịu nhiệt cao, nhất là đối với bề mặt kim loại. Sơn Epoxy được ưu tiên sử dụng cho các công trình có kết cấu sắt thép trong nhà máy, xí nghiệp với các vật liệu dễ cháy và thường xuyên hoạt động ở nhiệt độ cao. Khi sử dụng loại sơn này, bề mặt kim loại có khả năng duy trì trạng thái từ 6-8h trong nhiệt độ nóng chảy. 


Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sơn epoxy chống cháy đối với công trình

Sơn chống cháy có thành phần gốc dầu thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng

Đây là sơn chống cháy hệ nước, được hình thành từ gốc nhựa Poly Vinyl Acetate kết hợp với các thành phần chống cháy gốc phốt pho và nitơ. Vì thế loại sơn này được cho là thân thiện với môi trường cũng như an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, loại sơn này còn có thể tương tác với nhiều loại sơn phủ khác và có thời gian khô nhanh. Về chất lượng, sơn này có khả năng chống cháy lên đến 200 phút, độ bền cao, rất khó bị bong tróc, phồng rộp, tách lớp bởi nước mưa. 


Sơn chống cháy có thành phần từ chất liệu nhựa Silicone đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Đây là loại sơn có thành phần xuất xứ từ Silicone đặc biệt, được tổng hợp chủ yếu từ sơn chống cháy và chất màu vô cơ. Loại sơn này có tính chất chống cháy rất cao, có thể chống cháy ở nhiệt độ trên 900 độ C. Đồng thời, loại sơn này chịu được tác động trực tiếp của môi trường, có độ bền cao và đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. 


Sơn chống cháy là lớp sơn phủ bên ngoài bề mặt vật liệu công trình, nhằm giúp kết cấu sắt thép tránh được những tác động không mong muốn khi có sự cố về lửa xảy ra. Loại sơn này rất đa dạng về thành phần, mỗi thành phần đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên phù hợp với từng loại kết cấu công trình khác nhau.

Nhận xét

  1. Cho mình hỏi là những loại sơn chống cháy này là sơn trực tiếp lên tường được không? Hay chỉ có thể sơn lên lên bề mặt kim loại vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Sơn chống cháy được sử dụng nhiều trong kết cấu nào của công trình vậy?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vệ sinh thiết bị công nghiệp bằng đá khô CO2 và phun cát vệ sinh

Quy trình thực hiện bọc cọc cầu cảng tiêu chuẩn cần bao nhiêu bước?

Định nghĩa - tác dụng - quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển