Sơn epoxy chống cháy - giải pháp tối ưu cho các công trình có kết cấu thép

 Thi công sơn epoxy chống cháy cho công trình sắt thép không những tạo nên hiệu quả chống cháy cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, an toàn cho người dùng cùng chi phí phải chăng. 

Sơn epoxy chống cháy là gì? Thành phần và ưu điểm của loại sơn này

Hầu hết các công trình hiện nay đều có kết cấu bằng sắt thép, để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản khi có hỏa hoạn xảy ra, sơn epoxy chống cháy là giải pháp tối ưu và an toàn nhất. 


sơn epoxy chống cháy

Tìm hiểu tác dụng của sơn epoxy chống cháy đối với các công trình sắt thép 

Cơ chế hoạt động của sơn epoxy chống cháy là sẽ phồng to lên khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời loại sơn này sẽ sản sinh ra nhiều lớp bong bóng hỗ trợ phòng cháy, giúp bảo vệ kết cấu thép, giảm thời gian tăng nhiệt độ của thép và hạn chế được nguy cơ phát sinh khi hỏa hoạn xảy ra. Sơn epoxy có tác dụng chống cháy đối với các cột thép, cầu thép của nhiều loại công trình. Thời gian chống cháy có thể lên đến 150 phút. 

sơn epoxy chống cháy

Cùng điểm danh các thành phần có trong sơn chống cháy epoxy là gì?

Thành phần có trong sơn epoxy chống cháy bao gồm: 

  • Nhựa epoxy kết hợp với chất rắn Polyamide

  • Chất chống cháy Poly Phosphor

  • Chất tạo xốp cách nhiệt

  • Vật liệu Chlor

  • Dung môi hữu cơ

  • Bột màu và chất phụ gia đặc biệt

  • Một số chất phụ gia khác

Tìm hiểu sơn epoxy chống cháy có những ưu điểm nào nổi trội

Các ưu điểm dưới đây sẽ cho bạn thấy vì sao sơn chống cháy epoxy được ưa chuộng sử dụng nhiều đến vậy:

  • Nhiệt độ phản ứng thấp 

  • Đơn giản, dễ dùng, an toàn cho người sử dụng. 

  • Thi công nhanh nhóng, không phát sinh thêm chi phí.

  • Có thể ứng dụng được cả công trình trong và ngoài trời.

  • Có thể chịu được nhiệt độ ngọn lửa lên đến 1000 độ C trong thời gian 150 phút.

  • Chi phí hợp lý.

  • Độ dày lớp sơn mỏng, bảo đảm tính thẩm mỹ cao

Quy trình thi công sơn epoxy chống cháy điều gì là quan trọng nhất?

Việc thi công sơn epoxy chống cháy khá phức tạp, đòi hỏi quy trình thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảo bảo chất lượng công trình và không xảy ra sự cố. Dưới đây là quy trình thi công sơn epoxy mà bạn có thể tham khảo:

  1. Xử lý bề mặt vật liệu thép: Đây là bước quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ cũng như kết quả của công trình sau khi hoàn thiện. Có thể sử dụng máy phát cát hoặc máy phun bi để loại bỏ bụi bẩn, vết rỉ sét,...đảm bảo bề mặt thi công được làm sạch và khô trước khi sơn. 

  2. Thực hiện sơn lót chống rỉ: Lớp sơn này giúp bề mặt vật liệu chống rỉ và tạo lớp bám vững chắc hơn cho lớp sơn chống cháy. Bước này nên thực hiện trong khu vực có mái che, tránh mưa tạt sẽ làm ảnh hưởng chất lượng lớp sơn. 

  3. Phủ lớp sơn epoxy chống cháy: Tiến hành sơn phủ lớp epoxy chống cháy lên bề mặt vật liệu đã chuẩn bị. Đây là lớp sơn giúp bề mặt công trình thép được ngăn cách với ngọn lửa. Thời gian chống cháy phụ thuộc vào lớp sơn này mỏng hay dày. 

  4. Sơn phủ màu sắc lên bề mặt công trình: Lớp màu sắc vừa là lớp áo bảo vệ vừa có tác dụng trang trí cho bề mặt công trình. Ngoài việc đảm bảo tính thẩm mỹ lớp sơn này còn có tác dụng chống cháy nổ cho bề mặt công trình. 

  5. Nghiệm thu công trình: Sử dụng dụng cụ đo để đo xem lớp sơn đã đạt đến số liệu tiêu chuẩn về chống cháy chưa. Sau đó liên hệ với các đơn vị chức để kiểm định chống cháy cho công trình. 

sơn epoxy chống cháy

Chống cháy cho các công trình sắt thép là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng cũng như tài sản, đề phòng sự cố đổ sập công trình khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Sơn epoxy chống cháy là giải pháp tối ưu vừa tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên việc sơn lớp chống cháy nên được thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả chống cháy cao nhất. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vệ sinh thiết bị công nghiệp bằng đá khô CO2 và phun cát vệ sinh

Quy trình thực hiện bọc cọc cầu cảng tiêu chuẩn cần bao nhiêu bước?

Định nghĩa - tác dụng - quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển