Thiết kế nhà thép tiền chế có gì khác nhà khung thép và thành phần cấu tạo chính
Muốn thi công nhà tiền chế, đầu tiên chúng ta phải có bản vẽ thiết kế nhà thép tiền chế chi tiết, sau đó mới tiến hành thi công và lắp dựng tại hiện trường. Bởi độ linh hoạt, tiện dụng và tiết kiệm mà công trình này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
1. Điểm khác biệt giữa thiết kế nhà thép tiền chế với nhà khung thép
Các mẫu thiết kế nhà thép tiền chế thường được sử dụng trong những công trình công cộng (bãi đậu xe, hội chợ…) và công nghiệp (xưởng, nhà máy…), nơi có những mô-đun lặp đi lặp lại và cần có việc vượt nhịp lớn của kết cấu. Khi được gia công đồng bộ theo bản vẽ thì đơn vị thi công chỉ cần mang tới đúng vị trí và lắp đặt, vừa tiết kiệm thời gian mà vừa tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó nhà khung thép là khái niệm chỉ bất cứ công trình nào có sử dụng kết cấu khung thép chịu lực thay cho bê tông cốt thép truyền thống. Dù có mặt tương đồng nhưng thiết kế nhà thép tiền chế với thiết kế nhà khung thép không hoàn toàn giống nhau. Có thể gọi nhà thép tiền chế là nhà khung thép, nhưng nhà khung thép lại có thể không sản xuất hàng loạt theo mẫu sẵn có và có khoảng không vượt nhịp lớn như nhà thép tiền chế.
Các mẫu nhà thép tiền chế đôi khi còn vượt nhịp tới hơn 80m mà không cần cột nào ở giữa. Tuy nhiên vì phải đảm bảo tính mô-đun nên nhà thép tiền chế không thể tạo hình nhiều theo ý muốn kiến trúc sư được như nhà khung thép.
Nhà thép tiền chế có khả năng vượt nhịp lớn lên đến hơn 80m.
2. Cấu tạo và ứng dụng của nhà thép tiền chế trong lĩnh vực công nghiệp
2.1. Cấu tạo nhà thép tiền chế
Thiết kế nhà thép tiền chế phải lưu ý có 3 thành phần chính sau đây:
- Bộ khung chính chịu lực: Để giữ độ ổn định cho công trình, nhà thép tiền chế phải có móng như nhà bê tông cốt thép truyền thống. Bên cạnh đó còn phải có dầm cầu chạy, kết cấu mang lực mái, hệ cột kèo hình chữ I làm khung chính.
- Bộ phận phụ: Bao gồm hệ khung đỡ vách ngăn, xà gồ mái, xà gồ tường hình chữ Z và C, cầu thang…
- Kết cấu, vật liệu bao che và tạo hình: Phần bao che và tạo hình là yếu tố không thể thiếu trong nhà thép tiền chế, được cấu thành từ những vật dụng sẵn có như tấm tôn lợp mái, tấm lót sàn cemboard, tấm lót sàn xi măng… Mục đích là để giới hạn không gian, tạo vẻ thẩm mỹ và tránh các tác động từ môi trường bên ngoài lên ngôi nhà.
2.2. Ứng dụng của thiết kế nhà thép tiền chế
Các mẫu thiết kế nhà thép tiền chế được sử dụng trong những công trình cần vượt nhịp lớn, có thể lắp ráp lại nhiều lần để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Ngoài ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp (xây nhà xưởng, xí nghiệp, nhà kho…) thì nó cũng có thể ứng dụng trong lĩnh vực thương mại hoặc công trình công cộng. Một dự án thi công lớn có thể sử dụng những giải pháp xây dựng khác nhau, chẳng hạn như có một số siêu thị vẫn chọn giải pháp xây bê tông cốt thép truyền thống nhưng nhà xưởng và nhà xe trong khuôn viên lại theo mô hình nhà thép tiền chế.
Nhìn chung các mẫu nhà tiền chế sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian thi công cũng được đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó thiết kế nhà thép tiền chế còn mở rộng được tối đa không gian nhờ đặc tính vượt nhịp lớn của các cấu kiện thép.
Đọc thêm: Thiết kế nhà thép tiền chế là gì? Khám phá mẫu thiết kế nhà thép tiền chế hiện đại
Nhận xét
Đăng nhận xét