Giai đoạn lắp dựng của nhà thép tiền chế là gì, gồm những bước nào?
Lắp ghép nhà thép tiền chế là gì và những bước làm cụ thể như thế nào? Đây là câu hỏi chung được nhiều nhà đầu tư quan tâm trước khi tiến hành thi công công trình.
1 Giai đoạn lắp dựng nhà thép tiền chế là gì và các bước cụ thể
1.1. Giải đáp thắc mắc thường gặp: Lắp dựng nhà thép tiền chế là gì?
Trước khi lắp dựng nhà thép tiền chế thì chúng ta phải chuẩn bị mặt bằng và có các thiết bị chuyên dụng trên công trường như: cáp giăng, xe cẩu, máy khoan bê tông, máy khoan thép... Vậy giai đoạn lắp dựng nhà thép tiền chế là gì? Có thể nói đây chính là bước cuối cùng trong quá trình thi công, sau khi các cấu kiện đã được gia công và kiểm định chất lượng kỹ càng sẽ được vận chuyển tới công trình và tiến hành lắp ghép. Yếu tố quan trọng nhất trong công đoạn này chính là an toàn lao động, nên chủ thầu phải hết sức lưu ý thực hiện theo quy trình.
Khái niệm lắp ghép nhà thép tiền chế là gì và quy trình thực hiện chi tiết hẳn vẫn còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư Việt Nam.
1.2. Từng bước cụ thể để thi công lắp dựng nhà thép tiền chế
2. Một số quy tắc cần tuân thủ khi xây dựng nhà thép tiền chế
Sau khi đã hiểu được giai đoạn lắp dựng nhà thép tiền chế là gì và có những bước nào, chúng ta vẫn không thể quên các nguyên tắc vàng trong thi công cần tuân thủ sau đây.
- Lắp khung kèo bên trong trước, bên ngoài sau.
- Quy trình lắp dựng phải bắt đầu từ gian có giằng gió (giằng cột và mái).
- Cố định 2 khung lắp dựng ở giằng gió trước khi lắp khung liền kề.
- Phải có giằng tạm trong quy trình lắp dựng.
- Sau khi cân chỉnh khung kèo, xà gồ thẳng và vệ sinh, sơn dặm các vết trầy trên kèo và xà gồ mới lắp dựng tole.
- Thường xuyên sử dụng phấn hoặc căng dây nhợ để định vị, đánh dấu cột mốc nhằm căng thẳng những tấm tole.
- Đặt chân vào sóng dưới (sóng âm) khi đi trên mái, để tránh làm móp hoặc thủng múi tole nếu đi trên sóng cao.
Nhận xét
Đăng nhận xét