Quy trình quản lý chất lượng công trình đảm bảo chất lượng bao gồm những bước chính nào?

 Quy trình quản lý chất lượng công trình được quy định cụ thể trong Điều 23 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Nhiệm vụ của đơn vị thi công là thực hiện đúng theo yêu cầu của thiết kế cũng như quy định trong điều mục để nghiệm thu đạt chuẩn đưa vào sử dụng.

1. Quản lý chất lượng công trình là gì và những văn bản, tài liệu liên quan có thể tìm hiểu

Hoạt động quản lý chất lượng công trình là công tác quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan khi chuẩn bị, đầu tư và khai thác, sử dụng công trình với mục đích đảm bảo yêu cầu chất lượng và an toàn. Nội dung quản lý chất lượng công trình là 1 trong 6 nội dung quản lý thi công xây dựng công trình, gồm có:

1. Quản lý chất lượng thi công công trình.
2. Quản lý tiến độ xây dựng.
3. Quản lý khối lượng thi công.
4. Quản lý chi phí đầu tư trong suốt quá trình xây dựng.
5. Quản lý hợp đồng thi công.
6. Quản lý môi trường xây dựng và an toàn lao động.

Nhà đầu tư có thể tham khảo những văn bản, tài liệu liên quan đến quy trình quản lý chất lượng công trình ở luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/06/2014, nghị định số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình, thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về phân cấp công trình…


Công tác quản lý chất lượng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn thi công

Công tác quản lý chất lượng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn thi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng.

2. Quy trình quản lý chất lượng công trình và những nội dung quan trọng cụ thể

2.1. Quy trình quản lý chất lượng công trình bao gồm những bước chủ yếu nào?

Chất lượng thi công công trình phải được kiểm soát tốt từ những bước đầu như mua sắm nguyên vật liệu, gia công sản phẩm xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho đến giai đoạn xây dựng, vận hành thử và nghiệm thu. Trình tự và trách nhiệm thực hiện đã được quy định tại Điều 23 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

1. Quản lý chất lượng công trình, kiểm tra vật liệu, cấu kiện, các thiết bị sử dụng cho công trình.
2. Quản lý chất lượng nhà thầu xây dựng suốt quá trình thi công.
3. Giám sát thi công, kiểm tra và nghiệm thu công việc.
4. Giám sát tác giả thiết kế của nhà thầu khi thi công.
5. Thí nghiệm đối chứng, thử tải và kiểm định xây dựng.
6. Nghiệm thu giai đoạn thi công, các bộ phận/hạng mục của công trình (nếu có).
7. Nghiệm thu các hạng mục của công trình, sau khi hoàn thành công trình có thể đưa vào sử dụng.
8. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình và lưu trữ, bàn giao công trình.

Quản lý chất lượng công trình, kiểm tra vật liệu, cấu kiện, các thiết bị sử dụng cho công trình.

Nhà thầu cần kiểm tra các loại vật liệu được sử dụng cho công trình có đảm bảo chất lượng không.

2.2. Những nội dung quản lý chất lượng thi công chính của nhà thầu xây dựng

Để quản lý chất lượng công trình tốt, nhà thầu xây dựng cần lưu ý đảm bảo những nội dung quan trọng sau đây:

- Lập hệ thống quản lý chất lượng thích hợp với quy mô, tính chất và yêu cầu của công trình, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận thi công.
- Thực hiện thí nghiệm để kiểm tra các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi xây dựng và lắp đặt theo tiêu chuẩn.
- Lập và kiểm tra biện pháp cũng như tiến độ thi công.
- Lập và ghi nhật ký thi công theo quy định.
- Kiểm tra yếu tố an toàn lao động, vệ sinh môi trường cả trong và ngoài.
- Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công.
- Báo cáo tiến độ, khối lượng, chất lượng, điều kiện an toàn và vệ sinh môi trường cho chủ đầu tư theo đúng yêu cầu.
- Chuẩn bị tài liệu để làm căn cứ nghiệm thu.

Để quy trình quản lý chất lượng công trình đạt chuẩn chất lượng và an toàn chúng ta luôn phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của luật xây dựng và các nghị định hiện hành. Hơn nữa nhà thầu tham gia xây dựng cũng phải có đủ điều kiện năng lực và khả năng tự quản lý chất lượng cho các công việc đã thực hiện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vệ sinh thiết bị công nghiệp bằng đá khô CO2 và phun cát vệ sinh

Quy trình thực hiện bọc cọc cầu cảng tiêu chuẩn cần bao nhiêu bước?

Định nghĩa - tác dụng - quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển