Sơn chống cháy có thể được ứng dụng trong những loại công trình nào?
Sơn chống cháyđược ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình và kiến trúc. Vậy đặc tính của sơn chống cháy là gì? Ứng dụng và quá trình thực hiện loại sơn này như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Khái quát sơn chống cháy: Thành phần, ứng dụng và quá trình thực hiện
Đầu tiên, chúng tôi sẽ nói về thành phần và cách hoạt động của sơn chống cháy. Tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu về ứng dụng của loại sơn này. Cuối cùng là quy trình thực hiện sơn chống cháy.
Sơn chống cháy bao gồm những thành phần như thế nào?
Sơn chống cháy là một lớp phủ hoạt tính, phồng lên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó tăng thể tích lớp bảo vệ và giảm mật độ tiếp xúc giữa ngọn lửa và kết cấu. Loại sơn này bao gồm nhiều chất hóa học, tất cả đều lơ lửng trong một chất kết dính. Chất kết dính mềm ra khi tiếp xúc với nhiệt, để các hóa chất lơ lửng phản ứng. Cụ thể, sơn phản ứng với nhiệt bằng cách trương nở nhiều lần một cách có kiểm soát so với độ dày ban đầu. Sau đó, lớp sơn tạo ra lượng than cacbon dưới hình dạng bong bóng, hoạt động như một lớp cách nhiệt để bảo vệ bề mặt.
>> Xem thêm: Son chong chay có thể kết hợp cùng các giải pháp nào để mang lại kết quả tốt nhất?
Sơn chống cháy có thể ứng dụng trong các công trình nào?
Sơn có thể thi công bên ngoài và bên trong công trình. Áp dụng lớp phủ chống cháy ngoài công trường có thể làm tăng cường hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Trong nhiều trường hợp, trước khi áp dụng sơn chống cháy có thể cần thêm một lớp sơn lót. Bằng cách này, sau khi lớp phủ hoàn thiện sẽ mịn và bằng phẳng. Lớp phủ chống cháy có thể hoàn thiện hơn bằng cách thêm lớp sơn phủ kín.
Sơn có thể được sử dụng để bảo vệ công trình kết cấu thép, nhôm, bê tông, gỗ, .... Mỗi loại chất liệu sẽ có độ dày cần thiết để phù hợp với thời gian chịu lửa nhất định. Kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ độ dày dựa trên nhiệt độ tới hạn các lớp vật liệu.
Quy trình thực hiện sơn chống cháy đòi hỏi những yêu cầu nào?
Quy trình thực hiện sơn chống cháy bắt đầu bằng một lớp sơn lót chống ăn mòn và kết thúc bằng một lớp sơn phủ màu sắc bên ngoài. Hai lớp này đảm bảo độ bám dính, chống ăn mòn hoạt động tốt. Ba phương pháp xử lý bề mặt phổ biến là: Phun nước áp lực cao, phun cát ướt và phun cát khô.
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Trước khi được phủ một lớp sơn lót tương thích, bề mặt vật liệu phải được xử lý và vệ sinh sạch, không dính dầu mỡ, rỉ sét, bụi bẩn. Sau khi làm sạch, bề mặt phải được chà nhám và đạt Tiêu chuẩn Thụy Điển SA 2.5.
Bước 2: Tiến hành sơn lót
Các loại sơn lót tương thích là:
Acrylic
Dầu alkyd ngắn hoặc trung bình
Epoxy hai thành phần
Epoxy giàu kẽm (chứa khoảng 80% khối lượng bột kẽm kim loại)
Epoxy giàu kẽm (chứa khoảng 96% khối lượng bột kẽm kim loại)
Kẽm silicat
Polybutadiene (Promat® TY ROX).
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để sơn chống cháy
Để đạt được tốc độ và chất lượng hoàn thiện, lớp phủ hút khí tốt nhất nên được phun bằng thiết bị sơn tĩnh điện, cũng có thể sử dụng cọ và lăn.
Bước 4: Phủ lớp sơn
Dùng béc phun phủ lớp sơn chống cháy để hoàn thiện, sơn phải khô cứng và đạt độ dày tiêu chuẩn thì chuyển sang bước 4.
Bước 5: Thực hiện lớp sơn phủ màu sắc
Lớp sơn chống cháy không có màu sắc bắt mắt và đa dạng. Vì thế, sau khi phủ lớp chống cháy, đội ngũ thi công sẽ thực hiện phủ thêm lớp sơn màu để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Khi lớp sơn khô hoàn toàn, bề mặt có màu sắc sáng bóng, mịn màng và bằng phẳng là đạt tiêu chuẩn. Quá trình sơn cần phải thực hiện bởi kỹ thuật viên có chuyên môn cao, được giám sát và đánh giá chặt chẽ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về ứng dụng của sơn chống cháy. Loại sơn này có nhiều ưu điểm nhưng để đạt hết hiệu quả, quy trình áp dụng sơn phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và tay nghề cao.
Sơn chống cháy còn có những đặc điểm nào khác không AD
Trả lờiXóaNếu không ứng dụng cho công trình, ứng dụng sơn chống cháy cho nhà ở có được không?
Trả lờiXóa