Thi công xây dựng nhà xưởng nhà đầu tư cần lưu ý những điểm gì?

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng khá khác biệt so với xây dựng nhà dân dụng. Nếu thực hiện theo các bước đúng quy chuẩn nhà đầu tư sẽ định hình được mô hình phù hợp và có quá trình xây dựng ổn định.

1. Chọn đơn vị thiết kế và nhà thầu xây dựng có tâm, uy tín trên thị trường

Trước khi thi công xây dựng nhà xưởng doanh nghiệp cần khảo sát để chọn mặt gửi vàng vào:

  • Đơn vị thiết kế.
  • Nhà thầu thi công.

Quá trình nghiên cứu thị trường để tìm đối tác thi công đóng vai trò rất quan trọng, đơn vị này phải có trình độ chuyên môn cao và uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Nếu lựa chọn những đơn vị yếu kém doanh nghiệp dễ gặp phải những rủi ro không đáng có.

2. Chọn giải pháp thi công xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu chức năng

Hiện trên thị trường có 2 dạng thi công nhà xưởng phổ biến là nhà xưởng kết cấu thép và nhà xưởng bê tông cốt thép. Mỗi mô hình sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau mà đơn vị thầu cần nắm rõ, để giúp doanh nghiệp lựa chọn được mô hình tối ưu hóa sản xuất tốt nhất.

2.1. Nhà xưởng bê tông cốt thép

  • Sử dụng bê tông, thép là nguyên liệu chính để dựng móng, cột, dầm.
  • Dùng loại gạch dày từ 10 – 20cm tùy theo thiết kế tường.
  • Mái nhà xưởng gia công bằng tôn mạ kẽm, tấm PU để cách nhiệt và cách âm.
  • Có thể sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày từ 1.4 – 2.0 ly để đảm bảo chất lượng.
  • Ưu điểm: Cách âm và chịu lực tốt, có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết cao.
  • Khuyết điểm: Không dễ cơi nới diện tích, cần có kế hoạch thi công xây dựng nhà xưởng chỉn chu nếu muốn mở rộng quy mô.

2.2. Nhà xưởng kết cấu thép

  • Các cấu kiện (cột, kèo, dầm) được thiết kế và sản xuất tại nhà máy sau đó thi công trực tiếp tại công trường, sử dụng bulong để neo định vị.
  • Tường gạch dày từ 10 – 20cm và cao trên 2m, có thể lắp thêm tôn tường.
  • Sử dụng tôn mạ kẽm, tấm PU cách nhiệt và cách âm cho mái nhà xưởng.
  • Nên dùng xà gồ đen hoặc mạ kẽm 1.4 – 2.0 ly để đảm bảo chất lượng.
  • Ưu điểm: Tính linh hoạt khi mở rộng cao, cách nhiệt và cách âm tốt.
  • Thời gian thi công nhanh chóng và tối ưu chi phí dự toán nhà xưởng.
Thi công xây dựng nhà xưởng

Thi công xây dựng nhà xưởng kết cấu thép có ưu điểm là có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.

3. Lưu ý các kiểu phân loại nhà xưởng theo chức năng phù hợp với nhu cầu sản xuất

3.1. Nhà xưởng được phân loại theo công năng sử dụng

Nhà xưởng được phân loại theo công năng sử dụng và được chia thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ đảm nhiệm một trọng trách riêng. Khối văn phòng thường được đặt ở trước mặt hoặc bên cạnh nhà xưởng để có thể giao dịch thuận tiện hơn.

3.2. Nhà xưởng được phân loại theo độ cao thích hợp

Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn mẫu nhà xưởng có độ cao phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, thường sẽ có 2 loại là:
  • Xưởng cao 8 – 12m tính cả nóc gió.
  • Xưởng cao 6 – 8m tính cả nóc gió.
Có khá nhiều kiểu thi công xây dựng nhà xưởng để lựa chọn như nhà xưởng cao tầng, xưởng có tầng lửng… Bên cạnh đó tùy vào tính chất đất nền mà nhà thầu sẽ cân nhắc để có phương án gia cố móng, bố trí thép sàn nền hợp lý. Đó là lý do chúng ta cần có một đội ngũ chuyên gia, thợ xây, thợ cơ khí có tay nghề cao đảm bảo chất lượng và an toàn thi công xây dựng nhà xưởng.

Khi thi công xây dựng nhà xưởng cần lưu ý những gì

Tính chất đất nền sẽ quyết định phương án thi công móng, nền hợp lý cho nhà xưởng.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng cần có kế hoạch và theo dõi thực hiện sát sao theo từng bước. Hy vọng với bài viết trên đây các nhà đầu tư đã phần nào hình dung ra được những bước đầu quan trọng trước khi bắt đầu thi công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vệ sinh thiết bị công nghiệp bằng đá khô CO2 và phun cát vệ sinh

Quy trình thực hiện bọc cọc cầu cảng tiêu chuẩn cần bao nhiêu bước?

Định nghĩa - tác dụng - quy trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển